Featured

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Các món ngon từ Đu Đủ

Đu đủ có thể chế biến thành rất nhiều các món ăn ngon, hấp dẫn. Nguyên liệu để chế biến ra các món cực ngon của am thuc Việt Nam.

Là một nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, đu đủ để lại vị giòn, ngọt mát đến khó quên. Không những vậy, sự thay đổi hay đa đạng về màu sắc luôn làm cho loại quả này nổi bật trong thế giới hoa quả.

Đu đủ chín có quanh năm và mùa nào dùng cũng tốt cho sức khoẻ. Trong đu đủ chứa đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.  Đặc biệt trong đu đủ lượng beta caroten nhiều hơn trong các rau quả khác. Beta caroten là một tiền chất của vitamin A, vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành vitamin A. Đây là một loại vi chất dinh dưỡng có vai trò là chống oxy hoá mạnh giúp chống lại một số căn bệnh ung thư, chống khô mắt, khô da và có tác dụng nhuận tràng.

Với những lợi ích từ đu đủ, chị em thỉnh thoảng hãy làm các món ăn ngon từ đu đủ cho cả nhà nhé!

Nộm đu đủ tai lợn

Đu đủ ương, vàng điểm vài sợi cà rốt với màu đỏ của ớt, màu trắng giòn giòn tai lợn, xanh xanh rau răm khiến món nộm này cực rất ngon và hấp dẫn.

Nguyên liệu:

- Đu đủ: 1 quả ( đu đủ ương sẽ ngon hơn)
- Cà rốt: 1  củ
- Tai lợn: 1-2 cái
- Rau răm: Thái nhỏ
- Súp, mì chính, đường, chanh, tỏi, ớt quả.
Các món ngon từ Đu Đủ
Cách làm:

- Bào đu đủ và cà rốt thành từng sợi mỏng. Ngâm vào nước với vài viên đá lạnh để đu đủ được giòn.

- Tai lợn rửa sạch với nước muối pha loãng, luộc tai lợn chín, để ráo nước rồi thái mỏng.

- Tỏi, ớt đập dập, thái nhỏ.

- Chanh tươi vắt lấy nước cốt bỏ hạt, pha cùng với một ít súp, đường, mì chính rồi thêm tỏi ớt vào (tùy theo độ mặn ngọt cho sao hợp lý với lượng đu đủ).

- Đu đủ vớt ra rổ để ráo nước rồi cho vào một cái tô to.

- Cho rau răm thái nhỏ vào tô đựng đu đủ bào.

- Tiếp đến đổ nước pha tỏi ớt vào.

- Sau cùng là tai lợn.

- Trộn đều tất cả.

Cuối cùng, cho nộm đu đủ tai lợn ra đĩa và thưởng thức.

Đu đủ hầm xương

Nguyên liệu:

- Xương heo (hoặc giò heo)
- Đu đủ hườm (nhưng vẫn còn cứng, chưa chín nục): gọt bỏ vỏ, cắt khối vừa miệng ăn
- Hành ngò, cắt nhỏ
- Muối
- Tiêu
- Nước mắm ngon
Các món ngon từ Đu Đủ
Cách làm:

- Xương heo trụng nước sôi rửa sạch. Xong cho vào nồi, đổ ngập nước, cho vào muối, tiêu.

- Đậy nắp, nấu lửa to cho đến khi nồi sôi thì mở nắp, hạ lửa trung bình, hầm liu riu khoảng 20 phút cho xương ra nước ngọt.

- Cho đu đủ vào hầm tiếp khoảng 10 phút cho đến khi đu đủ chín.

- Tắt lửa, nêm lại bằng nước mắm ngon vừa miệng ăn. Cho hành ngò vào.

Chị em lưu ý, để nước hầm trong thì phải thường xuyên vớt bỏ bọt bẩn nổi lên trên khi hầm nhé!

Đu đủ xào thập cẩm

Nguyên liệu:

- 200g đu đủ.
- 300g phi lê cá chẽm.
- 100g tôm.
- 100g đậu que.
- 1 củ khoai tây.
- 1 đầu hành lá, dầu ăn, rau quế, hạt nêm, đường.

Cách làm:

- Đu đủ rửa sạch, thái miếng vừa ăn dày 2cm. Cá chẽm thái miếng dày 3cm. Đậu que thái khúc dài 4cm. Khoai tây gọt vỏ, thái nhỏ dài 4cm. Tôm bỏ vỏ, đầu.

- Đầu hành lá băm nhuyễn. Phi thơm với một ít dầu ăn, cho cá chẽm vào xào vừa chín tới, xúc ra đĩa.

- Đun một thìa súp dầu ăn, cho lần lượt đu đủ, khoai tây, đậu que, tôm vào xào chín. Cuối cùng cho cá chẽm vào, nêm 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường.

Bày ra đĩa, trang trí với ít lá rau quế, ớt thái lát. Món này dùng nóng với cơm, có thể dùng thêm với nước tương.

(Tổng hợp)

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Những món ngon từ su hào

Su hào là loại củ được trồng nhiều trong mùa lạnh. Hiện tại, su hào vẫn còn được bán nhiều ở chợ. Bản thân củ su hào đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể con người. Su hào là thực phẩm ít chất béo hoà tan và cholesterol. Điều đó có nghĩa rằng, nó rất tốt cho tim và hệ tuần hoàn máu.

Hơn nữa, trong mùa lạnh, hệ miễn dịch của chúng ta dễ bị tấn công do sự phát triển mạnh của vi rút, do vậy mà chúng ta dễ bị cảm cúm, ho, xổ mũi và mệt mỏi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu chăm ăn su hào vào mùa đông, nó sẽ giúp chúng ta tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.

Với những lợi ích đáng quý của su hào, chị em nên làm những món ngon từ su hào cho cả nhà nhé.

Su hào có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và hấp dẫn.

Canh su hào hầm thịt bò

Su hào có một đặc điểm là cứ cho lên hầm thì chúng ra sẽ cảm nhận được mùi thơm rất đặc trưng của nó. Với những món hầm này, chỉ cần thoảng một chút hương của su hào thôi chắc chắn chẳng ai có thể cưỡng lại được.

Nguyên liệu: (3-4 người)

- 300-400g thịt gân bò
- 1 củ su hào to, gọt vỏ và thái miếng
- 2 quả cà chua, xắt miếng
- 1 mẩu gừng đập dập
- Rau mùi, thái nhỏ
- Nước mắm, hạt nêm
- Hạt tiêu
Những món ngon từ su hào
Cách làm:

- Thịt gân bò rửa sach, thái miếng vừa ăn, ướp thịt với gừng, nước mắm và tiêu xay khoảng 30 phút. tiếp theo cho thịt vào nồi hầm, đổ nước ngập thịt bò và hầm đến khi thịt bò mềm.

- Lúc này cho su hào, cà chua vào nấu tiếp đến khi su hào cũng chín mềm.

- Trước khi ăn thì nêm lại gia vị cho vừa miệng, múc canh ra bát rồi rắc rau mùi lên trên.

Mực xào su hào

Thông thường chị em hay xào su hào với lòng, mề gà tuy nhiên mực xào su hào cũng là một sự kết hợp rất tuyệt!

Nguyên liệu:

- Mực tươi: 500 g
- Su hào: 1 củ
- Cà rốt: 1 củ
- Hành hoa: 2 nhánh
- Rau mùi
- Hành khô: 1 củ
- Gia vị: dầu ăn, súp, bột nêm, mì chính, hạt tiêu.
Những món ngon từ su hào
Cách làm:

- Mực tươi mua về làm sạch, khứa nên mình mực rồi cắt miếng vừa ăn.

- Ướp mực với một ít gia vị để khoảng 15 phút.

- Su hào, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, tỉa hoa.

- Phi thơm hành khô với dầu ăn rồi cho mực vào xào với lửa lớn để mực không ra nước.

- Khi mực chín cho ra đĩa rồi cho su hào, cà rốt vào xào, đảo nhanh tay. Nêm chút xíu gia vị (vì ở mực đã được ướp gia vị nên cho một lượng gia vị vừa phải để rau xào không bị mặn).
Tiếp đến cho mực vào xào cùng rau, đảo đều rồi thêm hành hoa, mùi tàu thái nhỏ cùng chút mì chính, hạt tiêu.

- Xúc rau ra đĩa dùng nóng.

Canh sườn hầm su hào

Nguyên liệu:

- 500g su hào cắt miếng bắng ngón tay
- 200g hành tây bi cắt làm đôi
- 500 sườn non,  cắt khúc
- 20g gừng tươi bào nhỏ
- 100g Hành ngò 
- 1000ml Nước dùng heo
- 15g hạt nêm
- Đường vàng
- 2 muỗng cà phê nước mắm ngon
Những món ngon từ su hào
Cách làm:

- Trụng sơ thịt sườn vào nước sôi khoảng 5 phút, vớt ra xả sạch với nước lạnh. Cho thịt sườn và gừng tươi vào 1,5 lít nước dùng, hầm nhỏ lửa khoảng 45 phút cho thịt mềm.

- Cho su hào vào thịt sườn tiếp tục hầm thêm 45 phút cho mềm, nêm nếm với hạt nêm, đường và 1 nước mắm ngon, gia giảm tùy theo khẩu vị.

- Trang trí hành ngò, dùng nóng.

Dưa góp su hào

Làm dưa góp rất dễ mà lại ngon vô cùng.

Nguyên liệu:

- Cà rốt
- Su hào
- Dưa chuột
- Tỏi
- Muối, đường, giấm, nước mắm
Những món ngon từ su hào
Cách làm:

- Cà rốt các bạn nạo vỏ rồi xắt sợi dài.

- Su hào cũng lột vỏ và xắt sợi.

- Cho su hào, cà rốt vào bát, rắc 1 chút muối tinh rồi xóc đều. Su hào, cà rốt sẽ tiết ra nước, chắt bỏ phần đó đi các bạn nhé. Mục đích của việc làm này là để cho su hào và cà rốt được giòn hơn.

- Dưa chuột sau khi đã ngâm nước muối pha loãng được khoảng 20 phút, các bạn vớt ra để ráo, bỏ ruột và cũng xắt sợi giống như su hào, cà rốt. Riêng dưa chuột không cần nạo vỏ các bạn nhé, để dưa giòn và giữ được màu sắc đẹp.

- Cho su hào, cà rốt, dưa chuột vào 1 hũ thủy tinh. Đun sôi hỗn hợp nước gồm: nước, dấm, đường, nước mắm theo tỉ lệ 1:1:1:1. Thả tỏi đập dập hoặc thái lát mỏng vào, đợi hỗn hợp thật nguội mới từ từ chế vào lọ thủy tinh đựng dưa góp.

Sau khoảng 1 ngày là các bạn có thể dùng được. Vào mùa đông, dưa góp có thời gian sử dụng là 1 tuần, nếu cất cả lọ vào trong tủ lạnh thì sẽ bảo quản được lâu hơn.

(Tổng hợp)

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Trứng chiên kiểu mới lạ miệng ngon cơm

Hương vị từ hàu và cải cúc sẽ giúp cho món trứng của bạn thêm phần lạ miệng mà rất đủ chất đấy! thêm món ngon mới lạ này vào thực đơn gia đình bạn nhé.
Trứng chiên kiểu mới lạ miệng ngon cơm
Nguyên liệu:

15 con hàu, 1 bó cải cúc nhỏ, 1 quả trứng gà

30g bột năng, 1 muỗng canh tương ớt, 1/2 muỗng cà phê muối, vài giọt rượu trắng và một ít tiêu xay
Trứng chiên kiểu mới lạ miệng ngon cơm
Bước 1:

Rửa sạch hàu tiếp theo vớt ra để ráo nước rồi ướp với 1 thìa cafe rượu, nửa muỗng cà phê muối và một ít hạt tiêu trong khoảng 15 phút.
Trứng chiên kiểu mới lạ miệng ngon cơm
Bước 2:

Cho 30g bột năng vào 60ml nước, trộn đều rồi để riêng. Cải cúc sau khi đã được rửa sạch thì cắt thành từng khúc nhỏ.
Trứng chiên kiểu mới lạ miệng ngon cơm
Bước 3:

Làm nóng chảo với chút dầu ăn, thêm nước bột năng vào, tráng đều để lớp bột dàn trên mặt chảo, phía trên bạn cho hàu đã cắt nhỏ vào, để lửa vừa chiên đến khi bột bắt đầu hơi chín.
Trứng chiên kiểu mới lạ miệng ngon cơm
Bước 4:

Cho phần cải cúc đã được cắt khúc lên phía trên mặt, rồi đập một quả trứng vào.
Trứng chiên kiểu mới lạ miệng ngon cơm
Nhẹ nhàng dùng đũa đánh tan trứng trên bề mặt bột.
Trứng chiên kiểu mới lạ miệng ngon cơm
Bước 5:

Chiên nhỏ lửa để trứng hơi chín thì lật mặt kia lại, chiên tiếp đến khi trứng chín thì tắt bếp.
Trứng chiên kiểu mới lạ miệng ngon cơm
Dọn ra dùng nóng, thêm tương ớt ăn kèm.
Trứng chiên kiểu mới lạ miệng ngon cơm
Vậy là chỉ trong một món ăn bạn có cả trứng, rau và hải sản. Món trứng chiên kiểu này ăn khá lạ miệng với vị ngọt mềm của hàu kết hợp cùng những cọng rau cải cúc non xanh giúp bạn cảm thấy ngon miệng và không ngán. Nếu không có hàu bạn thử dùng ngao thay thế nhé, sẽ là một thử nghiệm khá thú vị đấy!

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Theo Afamily

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

3 món hầm thơm ngon nóng hổi

Thỉnh thoảng chế biến các món hầm thơm ngon nóng hổi cho cả nhà nhé!

Món hầm có độ lỏng nhất định mặc dù chúng được chế biến từ rất nhiều nguyên liệu đặc. Một trong những ưu điểm của món thịt hầm là chúng khá dễ nấu. Đây là món ăn thường được nấu trong nhiều giờ. Trong quá trình nấu, các nguyên liệu sẽ tiết ra nước, khiến lượng nước trong món ăn tăng lên.

Các món hầm ngon, mềm luôn thích hợp trong những thời tiết lạnh như thế này. Có rất nhiều món hầm mà chị em có thể chế biến, tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng cần thay đổi nguyên liệu hầm để bữa ăn thêm phong phú, kích thích vị giác cho những ai thưởng thức.

Đùi gà hầm nấm và bí đỏ

Nguyên liệu:

- Đùi gà: 2 cái
- Nấm kim châm: 1 gói
- Nấm hương: 10 tai
- Cà rốt: 1 củ
- Bí đỏ: ¼ củ loại vừa
- Hành hoa, mùi tàu
- Hành, tỏi: 1 củ
- Gia vị: Bột nêm, dầu ăn, mì chính, dầu hào.
Cách làm:

- Đùi gà làm sạch, chặt miếng vừa ăn.

- Ướp đùi gà với hành, tỏi băm cùng dầu hào, bột nêm. Ướp 30 phút.

- Cà rốt, bí đỏ gọt vỏ rửa sạch, tỉa hoa thái khúc.

- Nấm cắt bỏ gốc rửa sạch. Nấm hương rửa sạch, ngâm nở. Giữ lại phần nước nấm.

- Cho gà vào nồi xào sơ qua. Đổ nước xâm sấp mặt thịt gà. Đun nhỏ lửa để gà chín mềm.

- Khi thịt gà chín mềm cho cà rốt, bí đỏ vào. Nêm gia vị vừa miệng

- Tiếp đến cho nấm kim châm, nấm hương vào đun sôi.

- Cho 1 thìa bột năng vào nồi và khuấy đều để nước có độ sánh.

- Cuối cùng cho hành hoa, mùi tàu, nêm mì chính vào rồi tắt bếp cho canh đùi gà hầm nấm ra bát dùng nóng.

Sườn hầm rau củ

Món sườn hầm sử dụng khá nhiều các loại rau củ, vì vậy, món ăn này mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Nước dùng và chất lỏng tiết ra từ thịt và rau củ trong món hầm giúp cơ thể no lâu mà lại chứa ít calo. Vì vậy, bạn có thể thoải mái thưởng thức món ăn này mà không cần lo ngại việc nạp quá nhiều calo.

Nguyên liệu:

- Sườn thăn: 200 g
- Cà rốt: 1 củ
- Khoai tây: 2 củ
- Súp lơ xanh: 1 cái.
- Hành hoa: 2 nhánh
- Hành khô, tỏi: 1 củ
- Gia vị: Dầu ăn, bột nêm, mì chính
Cách làm:

- Chuẩn bị hành tỏi bóc vỏ, đập dập. Hành hoa rửa sạch thái khúc.

- Sườn rửa sạch bằng nước muối cho vào bát tô ướp với hành tỏi băm cùng 1 thìa súp. Ướp sườn khoảng 15 phút.

- Đổ một ít dầu vào chảo rán qua sườn cho săn thịt. tiếp theo cho vào nồi ninh với nước lượng vừa đủ. Ninh nhỏ lửa cho sườn chín mềm.

- Trong lúc đợi sườn chín, bạn gọt khoai tây, cà rốt cùng súp lơ. Khoai tây, cà rốt cắt miếng vừa ăn, súp lơ cắt lát rồi đem rửa sạch, để ráo nước.

- Khi sườn trong nồi mềm cho khoai tây, cà rốt vào ninh, nêm gia vị vừa miệng.

- Tiếp đến là súp lơ. Lúc này nên bật to lửa để rau được xanh.

- Tắt bếp nêm mì chính cùng hành hoa cắt khúc rồi múc ra bát tô dùng nóng.

Sườn hầm rau củ vừa hấp dẫn, dễ làm mà lại rất ngon cơm.

Dạ dày hầm tiêu xanh

Hương vị thơm ngon của món dạ dày hầm kiểu này thật ngon và hấp dẫn.

Nguyên liệu:

- Dạ dày: 1 chiếc
- Xương đuôi lợn: 0,5 kg
- Hạt tiêu xanh: 40 gr
- Rau mồng tơi
- Đậu phụ
3 món hầm thơm ngon nóng hổi
Cách làm:

- Mình chọn mua xương đuôi để làm nước dùng món dạ dày om tiêu vì xương đuôi sau khi ninh cũng có độ ngọt mà không bị phần mỡ tủy béo ngấy như khi ninh xương ống. Chần qua 1 lượt nước sôi, vớt xương ra rửa sạch lại với nước rồi tiếp theo mới chế nước vào ninh nhỏ lửa làm nước dùng, thỉnh thoảng vớt bọt để nước dùng được trong.

- Dạ dày các bạn lộn mặt trái, dội nước sôi rồi bóp thật kĩ với muối và chanh (hoặc dấm) cho sạch nhớt và mùi hôi. tiếp theo chần sơ để dạ dày trở nên dễ thái hơn rồi thái thành những miếng dày cỡ 1 cm.

- Nước dùng sau khi ninh xong, các bạn thả hạt tiêu xanh vào đun 20 phút lấy mùi thơm, nêm bột canh cho nước dùng có độ đậm vừa miệng.

- Đậu phụ xắt miếng, rau mồng tơi nhặt rửa sạch, tất cả bày ra đĩa. Khi ăn các bạn thả dạ dày, đậu phụ và mồng tơi vào nhúng giống như ăn lẩu.

- Cách chế biến rất đơn giản, các nguyên liệu không cầu kì nhưng hương vị mà món dạ dày hầm tiêu xanh đem lại lại cực kì ấn tượng. Điểm đặc biệt của món ăn chính là ở mùi thơm đặc trưng của tiêu xanh, kết hợp với cái giòn dai của dạ dày, cái ngọt mát của rau mồng tơi ăn kèm, tất cả kết hợp lại với nhau tạo thành 1 món ăn hoàn chỉnh, chinh phục được cả khứu giác lẫn vị giác của người thưởng thức.

(Tổng hợp)

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Gà nướng ướp tỏi gừng đơn giản mà ngon

Hãy thử làm món Gà nướng ướp tỏi gừng đãi cả nhà nhé. Đây là một món ăn rất ngon của am thuc Việt nam đó.
Gà nướng ướp tỏi gừng đơn giản mà ngon
Gà nướng ướp tỏi gừng chắc chắn sẽ mang lại những hương vị vô cùng tuyệt vời!

Nguyên liệu:

- Gà ta: chặt miếng vừa ăn (1/2 con)
- Tỏi: 1-2 củ
- Hành khô: 1-2 củ
- Chanh tươi: 1 quả
- Gừng: 1 nhánh
- Dầu hào
- Xì dầu
- Mật ong
- Gia vị: bột nêm, mì chính
Gà nướng ướp tỏi gừng đơn giản mà ngon
Cách làm:

Bước 1: Hành bóc vỏ đập dập cho vào máy xay.
Gà nướng ướp tỏi gừng đơn giản mà ngon
Bước 2: Tỏi bóc vỏ đập dập cho tiếp vào máy xay nhuyễn.
Gà nướng ướp tỏi gừng đơn giản mà ngon
Bước 3: Cho gừng đập dập cùng 1 thìa mật ong, 2 thìa chanh tươi, 1 thìa dầu hào, 1 thìa bột nêm, 1 thìa mì chính và tiếp  tục xay.
Gà nướng ướp tỏi gừng đơn giản mà ngon
Bước 4: Gà sau khi chặt miếng xếp vào bát tô, lần lượt dưới hỗn hợp hành tỏi đều lên thịt gà.
Gà nướng ướp tỏi gừng đơn giản mà ngon
Ướp thịt gà khoảng 30 phút để thịt ngấm gia vị.
Gà nướng ướp tỏi gừng đơn giản mà ngon
Bước 5: Xếp gà lên khay.
Gà nướng ướp tỏi gừng đơn giản mà ngon
Bước 6: Bật lò nướng trước 10 phút ở nhiệt độ 200 độ C rồi cho khay gà vào nướng. Nướng đến khi thịt gà chín vàng (Nướng khoảng 8-10 phút).
Gà nướng ướp tỏi gừng đơn giản mà ngon
Bước 7: Sau khi thịt gà chín cho thịt nghỉ khoảng 2-3 phút trong lò là có thể lấy ra thưởng thức rồi.
Gà nướng ướp tỏi gừng đơn giản mà ngon
Lớp da gà giòn thơm ngậy của mùi mật ong, đậm đà của hỗn hợp gia vị sẽ hứa hẹn một bữa ăn ấp áp vui vẻ bên gia đình!
Gà nướng ướp tỏi gừng đơn giản mà ngon
 Chúc bạn thành công với gà nướng ướp tỏi gừng!

Hương Quý(Eva)

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Cánh gà chiên mắm tỏi cực ngon

Món cánh gà chiên mắm tỏi này rất hợp với bữa ăn cuối tuần này đấy. Thêm món ngon này vào thực đơn cuối tuần cho gia đình bạn nhé ^^!.
Cánh gà chiên mắm tỏi cực ngon
Nguyên liệu:

- Cánh gà khúc giữa
- Đường
- Nước mắm
- Tỏi
Cánh gà chiên mắm tỏi cực ngon
Cách làm:

Bước 1: Cánh gà rửa với nước muối pha loãng cho sạch rồi các bạn đem thấm khô, cho vào lò vi sóng quay ít phút. Mục đích của việc làm này giúp cho cánh gà mau chín, sẽ tiết kiệm được thời gian rán, đồng thời sau khi rán vàng lớp da bên ngoài thì phần thịt gà bên trong vẫn giữ được sự mềm, ngọt.
Cánh gà chiên mắm tỏi cực ngon
Bước 2: Cho cánh gà vào rán ngập dầu với mức lửa to, đến khi lớp da gà có độ giòn và chuyển màu vàng ruộm thì vớt ra.
Cánh gà chiên mắm tỏi cực ngon
Bước 3: Trong khi rán cánh gà thì các bạn bóc vỏ tỏi rồi băm nhỏ, đem phi thơm với 1 chút dầu ăn.
Cánh gà chiên mắm tỏi cực ngon
Bước 4: tiếp theo hạ nhỏ lửa, thêm vào đó đường và nước mắm theo tỉ lệ cứ 1 thìa mắm thì ứng với 1 thìa đường (tùy vào lượng cánh gà sử dụng mà các bạn gia giảm liều lượng mắm-đường cho hợp lí nhé). Bật lửa to trở lại rồi thả cánh gà vào, cầm cán chảo lắc qua lắc lại cho hỗn hợp tỏi-mắm-đường ngấm đều.
Cánh gà chiên mắm tỏi cực ngon
Bước 5: Khi đường bắt đầu chuyển màu vàng (chưa ngả hẳn sang màu sậm cánh gián) thì các bạn tắt bếp và vớt cánh gà ra luôn kẻo chỉ cần quá lửa chút xíu là đường sẽ bị xém. Trình bày món ăn ra đĩa và thưởng thức khi còn nóng là ngon nhất.
Cánh gà chiên mắm tỏi cực ngon
Món cánh gà chiên mắm tỏi có hương thơm cực kì hấp dẫn. Da gà nhờ đã được rán vàng từ trước, cộng thêm tác dụng của đường khiến cho lớp da gà trở nên giòn xốp ngon hơn hẳn.

Vị mặn ngọt hài hòa của mắm và đường quyện với tỏi băm và bám đều vào miếng cánh gà khiến cho bất cứ ai khi nhìn thấy món ăn này cũng khó có thể cầm lòng được.

Chúc bạn ngon miệng với cánh gà chiên mắm tỏi!

Hà Ly(Eva)

Hướng dẫn cách làm món Nem phùng


Đan Phượng quê tôi (vốn là vùng đất nhỏ bé thuộc trấn Sơn Tây cũ) chẳng phải là vùng danh lam hay thắng cảnh gì nên ít người biết đến. Nhưng nhắc đến Đan Phượng, nhiều người sẽ nhớ đến nem Phùng.

Gọi là nem Phùng vì nó được được làm chủ yếu bởi những người ở tổng Phùng thời xưa mà chủ yếu là bốn làng Đại Phùng, Đoài Khê, Đông Khê, Phượng Trì (cũng giống như nói lụa Hà Đông nhưng chủ yếu vẫn là lụa ở làng Vạn Phúc).
Cây cối tốt tươi loại gì cũng có nhưng mỗi thứ chỉ một chút vì diện tích đất không nhiều, thế nên nguyên liệu làm món nem Phùng cũng rất đơn giản, dễ kiếm: thịt lợn, gạo, lá sung và các thứ gia vị phụ khác. Cách làm nem tuy đơn giản nhưng đòi hỏi phải có độ sành nhất định. Thịt phải chọn thịt mông sấn hoặc thịt thăn, có nạc, có mỡ, bì phải sạch sẽ, không có lông.
Thịt được thái theo thớ, cắt ra từng miếng nhỏ, nhúng nước sôi cho tai tái, vớt ra lọc bì riêng, thịt nạc riêng, thịt mỡ riêng rồi xắt nhỏ như con trì, trộn với gia vị muối mắm vừa phải. Bì lợn lọc hết mỡ và phải luộc hai lần. Khi mảnh bì mỏng và trong mới thái nhỏ như sợi miến dài độ hai đến ba phân. Lưu ý là phải xắt thật mỏng. Không đơn giản nhưng vì tay quen nên người dân nơi đây làm thoăn thoắt dễ dàng.
Trước kia mọi công đoạn hoàn toàn làm bằng tay nhưng hiện một số đã được làm bằng máy. Một trong những việc khó khăn nhất vẫn phải hoàn toàn làm thủ công là việc rang thính. Đây là công đoạn phức tạp, đóng vai trò quyết định và đòi hỏi bí quyết gia truyền.
Gạo tẻ và một chút gạo nếp (nếu được nếp cái hoa vàng thì tốt nhất) được rang đều tay đến khi có màu như cánh gián và phải rang bằng than củi, bởi rang bằng bếp than đá sẽ làm mất đi mùi vị của thính. Người rang phải liên tục đảo đều tay và lửa vừa phải cho đủ nhiệt, gọi là om. Có vậy thính mới khô đều và có màu nâu sáng, rồi đem vào cối xay nghiền kỹ tới mức mịn tơi có màu trắng đục.
bước tiếp là trộn chung thính với bì và thịt heo tái đã xắt để ủ. Nem muốn gói to hay nhỏ tùy ý nhưng phải bọc trước bằng lá sung non, rồi mới gói lá chuối tươi ở bên ngoài và lấy dây cột lại, tùy theo nhu cầu to nhỏ, gọi là "quả nem". Phải cột bằng sợi lạt được chẻ ra từ cây giang và phải nhuộm đỏ như làm một chút duyên bắt mắt.
Như vậy là xong một món ăn. Cũng thật cầu kỳ. Nguyên liệu hoàn toàn sẵn có nên nhà ai cũng làm được.
Trời se se lạnh ngồi nhấm rượu Bá (rượu một làng khác cũng thuộc huyện Đan Phượng nhưng ở ven sông Hồng) với nem Phùng thì đúng là một thú tao nhã nhưng cũng rất bình dị dân dã của một làng quê xứ Đoài. Đây là thức nhắm có thể xuất hiện trong mọi cuộc vui trong mọi gia đình không kể giàu hay nghèo:
Nem Phùng ăn với lá sung
Cho người tứ xứ nhớ nhung suốt đời
(Nem Phùng quê tôi)
Cứ ngẫm câu này thì biết người dân nơi đây thích ăn và tự hào với món ăn này nhường nào. Ấy vậy mà nem Phùng chỉ làm để ăn chứ không mấy khi để bán nên rất ít được biết đến. Là món ăn ưa thích trong mọi cuộc vui vì đơn giản ở đó người ta đươc tận hưởng đến tận cùng cái thú mà chỉ riêng người Phùng có mà thôi.
Trời đã lạnh rồi đây. Lại thèm một bữa rượu với nem Phùng!

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Lẩu nấm chay cho rằm tháng giêng

Thử làm lẩu nấm chay để cả nhà cùng thưởng thức trong rằm sắp tới nhé! Đây là một món ăn rất ngon của am thuc chay của Việt Nam.
Lẩu nấm chay cho rằm tháng giêng
Cả dịp Tết, gia đình nhiều chị em "ngập" trong các món ăn thịt, cá nhiều đạm và dầu mỡ. Chính vì vậy, khi ra tết phần đông chuyển sang ăn các đồ ăn chay để đổi món.

Hơn nữa, sắp đến rằm tháng giêng, rằm đầu tiên trong năm (hay còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu) cho nên không khí ăn chay ngày càng trở nên sôi nổi hơn. Ăn chay không phải là mê tín, mà hầu hết mọi người đều cho rằng, ăn chay để tịnh tâm.

Đồ ăn chay bây giờ cũng có đủ các loại thịt, cá, rất phong phú, chị em chỉ cần chịu khó làm cầu kỳ một chút thì cũng không kém ngoài hàng. Với những món chay có khẩu vị rất lạ, ăn lại ngọt miệng và tốt cho tiêu hóa, đảm bảo ai cũng sẽ thích mê cho mà xem.

Nếu chị em không muốn mua đồ chay nấu sẵn ở ngoài hàng, thì có thể tự chế biến các món chay cho cả nhà nhé. Ở ngoài chợ, siêu thị luôn bán sẵn những nguyên liệu chay.

Trong thời tiết lạnh này, thử làm một nồi lẩu chay nóng hổi để cả nhà quây quần bên nhau, có lẽ cũng rất thú vị. Lẩu nấm chay bao gồm các loại nấm tươi ngon, các loại củ quả... nói chung không hề gây ngán chút nào.

Nguyên liệu: (cho 4 người ăn)

- 100g cho mỗi loại nấm: đùi gà, kim châm, rơm, linh chi, đông cô

- 100g cho mỗi loại rau: cải bẹ trắng, cải cúc (tần ô), cải thảo, bó xôi

- 2 miếng đậu hũ non (khoảng 200g)

- 5 vắt mì (khoảng 200g)

- 1 cây chả chay (khoảng 150g)

- Rau củ nấu nước dùng: 1 củ su hào, 1 quả su su, 1 củ cà rốt, 1 củ cải mặn.

- Gia vị: muối, đường

Cách làm:

- Su hào, su su, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc lớn. Củ cải mặn xả qua nước lạnh, cắt khúc.

- Đặt nồi nước lên bếp, đợi nước sôi, cho xu hào, su su, cà rốt, củ cải mặn vào, đun nhỏ lửa khoảng 30 phút để chất ngọt thấm ra nước. Chỉ nêm thêm muối cho vừa miệng ăn.

- Nấm đùi gà rửa sạch cắt lát mỏng. Các loại nấm còn lại rửa sạch, ngâm tất cả với nước vo gạo khoảng 15 phút, tiếp theo xả lại với nước lọc cho sạch, để ráo nước. Rau rửa sạch, cắt khúc, để riêng từng loại.

- Đậu hũ non, chả chay cắt miếng mỏng.

- Vớt bỏ các loại củ trong nước dùng, trút nước dùng sang nồi lẩu, thả vào ít búp nấm rơm (cắt làm hai) cho đẹp.

Khi dùng dọn kèm với các loại nấm, rau, đậu hũ, chả chay và mì.

Thưởng thức món lẩu nấm chay nóng hổi cùng cả nhà đem lại thật ấm cúng và thi vị.

(Tổng hợp)

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Hướng dẫn cách làm món Mì Quảng


Món Mì Quảng ngon tuyệt

Nếu ai một lần đến với Quảng Nam hẳn không thể nào quên được một món ăn bình dị, dân dã và cũng rất Quảng, đó là món mì đặc trưng của xứ này: mì Quảng.
Từ miền quê đến thành phố, chỗ nào chúng ta cũng có thế tìm đuợc 1 quán mì, có quán vách nứa mái tranh chênh vênh bên sườn núi, có quán nằm lặng lẻ bên những cánh đồng muớt xanh, có quán lại lọt thỏm giữa ồn ào phố thị...Tuy vậy, mì quảng ở đâu cũng giữ đuợc những nét rất đặc trưng; ngon miệng, hấp dẫn mà đằm thắm và gần gũi lạ.
Hãy nghe cô gái ngày xưa mời gọi:
"Mì em mới trắng còn tươi
Anh ăn vài bát cho người khoẻ ra
Khoẻ ra lên rú xuống nà
Thế nào cũng được dăm ba gánh củi đầy..."
Đó có thể là lời đẩy dưa, đó có thể là lời nói của cô bán hàng. Nhưng thực tình mà nói, Mì Quảng cũng không hề làm cho bạn thất vọng.
Này nhé, những người sành ăn Mì Quảng thường phải chọn những quán Mì hội đủ các thứ sau đây: Mì được thắng ở chợ Chùa (Duy Xuyên), rau sống phải là thứ rau sống Hội An thứ thiệt, tôm để làm nhân (còn gọi là nuớc lèo) phải bắt từ Cửa đại và nước mắm nêm phải là nuớc mắm Nam Ô. Còn nữa mì ngon là ngon từ lá Mì kia, lá mì không được dẻo quá mà củng không quá tơi, tô Mì phải có bố cục đẹp mắt. Khi bạn trộn lên, nếu lá Mì bị gẫy ra tức là đã mất ngon đi cả 9 phần. Về nuớc lèo, nuớc phải trong nhưng đảm bảo độ béo và ngọt nữa. Nhiều gia vị quá, nuớc lèo làm cho tô Mì loè loẹt và đôi khi át mất huơng vị đồng quê.
Ăn Mì Quảng nên ăn vào buổi trưa, ăn một hơi vài ba tô cho căng bụng mới thấy nó ngon đến cở nào. Gắp một đũa Mì cho vào miệng, cắn một miếng ớt thật cay, húp 1 ngụm nuớc lèo cho phát ra tiếng "soạt", khi đó mới thấy cái thú, mới thấy cái ngon đầy miệng. Nhìn tô Mì đầy đặn, bên những chú tôm đỏ mọng là một lới rau ngò xanh xanh, dăm ba hạt đậu phộng đuợc rải đều, làm cho ta cảm thấy vui mắt và chỉ muốn ăn ngay. Và đúng là phải ăn ngay, ăn từ khi còn nóng kia. Mì Quảng mà để nguội sẽ mất ngon, lá mì sẽ bị tơi ra, rau sống héo đi, cái mùi thơm giòn của rau, đậu sẽ bị tản bớt...
Mì Quảng - ngay từ bản thân nó đã không có gì gọi là cầu kì, ăn nó cũng vậy, không cần phải kiểu cách lắm. Mì Quảng dể ăn, hợp khẩu vị với nhiều người mà đặc biệt, dù cho nó được bày bán ở những nhà hàng cao cấp giá cả của nó vẫn rất bình dân. Ngày nay, Mì Quảng đã được các chủ quán thêm vào một số " biến tấu" trong cách trình bày cũng như thành phần gia vị : 1 cọng hành hương, vài cục thịt mỡ nấu nhừ. Những biến tấu ấy không hề làm mất đi cái ngon đặc trưng của nó mà trái lại càng làm tăng thêm tính hấp dẫn mà thôi.
Có một điều, ăn Mì Quảng mà thiếu bánh tráng thì coi như không đúng cách. Bánh tráng cho ta cái giòn giã và thơm tho, cái béo của dầu mỡ quyện với cái béo của gạo nuớng trong bánh tráng càng làm cho người ăn có cảm giác ngon miệng mà không ớn.

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Tự làm tương ớt, muối ớt cực dễ

Tự tay làm tương ớt, muối ớt, ớt chưng vừa ngon lại vừa đảm bảo vệ sinh, an toàn sức khỏe.

Ở bên ngoài thị trường có một số các loại gia vị như tương ớt, muối ớt, ớt chưng được bán nhưng không hề có mác nhãn. Điều đáng lo ngại là có nhiều nhà hàng, quán ăn lại sử dụng các loại gia vị không rõ nguồn gốc này để khách hàng thêm vào các bát bún, bát phở, cơm rang nóng hổi.

Vì thế, chị em có thể tự tay làm những thứ gia vị này cho cả nhà thưởng thức. Vừa đảm bảo vệ sinh lại an toàn cho sức khỏe nhé!

Cách làm những loại gia vị luôn biết cách đánh thức vị giác của người thưởng thức này không khó. Chị em có thể tham khảo một số công thức nhé:
Tự làm tương ớt, muối ớt cực dễ
Tương ớt

Nguyên liệu: (để được 4 chai lavie nhỏ)

- Ớt cay (loại ớt nhỏ, cay và nhiều hạt): 0.8kg
- Ớt sừng (loại ớt to ít cay): 2.2kg
- Nước: 800ml
- Muối: 3 thìa cà phê
- Đường: 2 thìa cà phê
- Rượu trắng: 20ml
- Tỏi: 4 củ
- Dầu ăn/dầu lạc: 3 thìa
- Cà chua: 1 quả (nếu thích)

Cách làm:

- Ớt ngâm nước muối loãng, rửa sạch, để ráo tiếp theo cắt bỏ hết cuống.

- Dùng mũi kéo rạch 1 đường trên thân ớt và tách bỏ hạt ớt, khâu này các mẹ nên đeo 2-3 lớp bao tay nilon đề phòng bị rát tay. Hoặc có thể để nguyên, luộc ớt xong mới xay và lọc bỏ hạt sau nhưng như thế sẽ lâu và hơi lãng phí vì còn lẫn nhiều thịt ớt.

- Cho nước và muối vào nồi, đun sôi nước thì chia ớt làm 4-5 mẻ cho vào luộc khoảng 2 phút, rồi lại vớt ra, cho mẻ khác vào luộc tiếp.

- Cho ớt, tỏi bóc vỏ và nước luộc ớt vào máy xay nhuyễn. Vì lượng nước hơi ít nên các bạn chú ý xay ít một để tránh bị đặc quá gây nóng máy, không nên chế thêm nước vào xay cùng vì sẽ làm tương ớt thành phẩm bị loãng.

- Lọc qua rây để loại bỏ nốt hạt ớt còn sót và phần nào vỏ chưa nhuyễn, ta thu được sản phẩm sánh mịn. Kế đó cho ớt đã lọc vào nồi, thêm muối, đường và dầu ăn vào, quấy luôn tay cho đến khi sôi lục bục thì các bạn cho rượu, quấy nhanh tay tẹo nữa rồi bắc ra, không nên đun quá kĩ để giữ nguyên được mùi thơm của ớt nhé.

Để thật nguội mới trút vào chai (nhớ để khoảng cách 3cm so với nắp chai). Vì là tương ớt nhà làm hoàn toàn không có các phụ gia như chất bảo quản nên các bạn cất trong ngăn mát tủ lạnh để ăn dần nhé.

Muối ớt

Cứ tưởng tượng những miếng xoài chua chua, thơm thơm được chấm vào trong bát muối ớt cay cay, mặn mặn dậy mùi tỏi thật sảng khoái. Món này hẳn là khoái khẩu của rất nhiều chị em. Cách làm muối ớt không khó nhé chị em.

Nguyên liệu

- Ớt sừng bằm nát
- 1/2 muối hạt, 1/2 muối bọt.
- Tỏi cũng đem bằm bát (nếu thích thì bằm chung tỏi tươi hoặc tỏi khô)
- Một chút đường và bột ngọt tùy thích.
Tự làm tương ớt, muối ớt cực dễ
Cách làm:

- Trộn ớt đã bằm nhỏ, muối, tỏi, đường lại cho vào lò vi sóng chừng 1 đến 2 phút… tuỳ theo nhiều hay ít. Thấy muối khô lại thì đem ra.

- Cho vào máy xay xay nhuyễn lại. Và cho vào lọ thủy tinh bảo quản ăn từ từ.

Ớt chưng

Nguyên liệu:

- Ớt tươi đỏ 1 bát to
- Hạt tiêu, đập giập
- Tỏi 1 bát
- Muối, chút xíu đường
- Dấm trắng hoặc rượu trắng
- Lọ thủy tinh
Tự làm tương ớt, muối ớt cực dễ
Cách làm:

- Ớt tươi rửa sạch để thật khô.

- Tỏi bóc vỏ băm nhỏ. Lượng tỏi và hạt tiêu có thể tùy sở thích.

- Ớt bỏ cuống, bẻ đôi cho vào máy xay sinh tố. Nhấn nút xay nhỏ vừa, không cần xay nhuyễn.

- Cho ớt, tiêu và tỏi chung vào 1 tô to, rắc 1 thìa muối, 1/2 thìa đường

- Tưới khoảng 5 thìa dấm trắng (hoặc rượu trắng) vào, không nên cho nhiều dấm (rượu) quá.

- Trộn thật đều.

Cho ớt vào lọ thủy tinh, đậy kín lại. Để nơi khô mát có thể ăn trong vài tháng liền, thậm chí bạn không cần phải cho vào tủ lạnh.

Lưu ý, khi chế biến chị em nhớ đeo găng tay và kính để bảo vệ mắt nhé.

(Tổng hợp)

Hưỡng dẫn cách làm món bánh cay Sài Gòn


Xuất xứ từ Sài Gòn và "di cư" ra Bắc, món bánh cay nhanh chóng chiếm được sự yêu thích của mọi người bởi nó dễ làm và cũng không kén người thưởng thức.
Chỉ cần vài ba củ sắn trắng tươi rồi rửa sạch, khía dao lên vỏ theo đường vòng như rồng cuốn rồi cứ thế nhẹ nhàng bóc tách, lộ ra từng mảng sắn trắng nõn. Sau đó cắt sắn thành từng khúc dài 7-10cm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, sắn trước khi chế biến cần ngâm nước nửa ngày để giảm bớt những chất gây nặng bụng hay trạng thái “say” nhẹ. Sắn vớt ra để ráo, lấy bàn nạo nhiều lỗ nhỏ (thường dùng loại nạo dừa) và chà sắn trên mặt nạo từng đường cho đến khi thấy sợi tim cứng ở giữa khúc sắn thì bỏ đi.
Nhắc đến tên bánh, người ta có thể cảm nhận hương vị cay cay của những trái ớt tươi. Ớt tươi thái từng lát mỏng cùng với ít rau thì là, hành lá và nêm nếm chút muối trộn đều lên với sắn đã nạo. Theo những người bán hàng, muốn bánh cay khi rán có màu vàng rộm thì phải hoà sắn nạo với nước nghệ tươi, thêm một gói mì tôm bóp vụn cho bánh giòn. Như vậy, bánh sẽ có màu xanh man mát của thì là, hành lá, sắc đỏ của ớt tươi điểm xuyết và đặc biệt là màu vàng rộm khi bánh chín.
Cách làm món bánh này không quá phức tạp nhưng không phải ai làm cũng ngon. Ngoài đầy đủ gia vị bạn cần phải biết cách pha bột mì. Bột mì cần pha loãng và vừa đủ để tạo độ dính kết từng sợi sắn với nhau mà không làm bánh bị khô. Nặn bánh thành miếng hình trụ, dài khoảng 5cm, thả vào chảo ngập mỡ. Giữ lửa đều và đượm (nhưng không quá to), bánh sẽ chín rất nhanh và giòn. Vớt ra để trên một tẹo trên giá sắt để bánh bớt ngấm mỡ và ăn khi còn nóng hổi.
Tùy theo sở thích của từng người, bạn có thể chấm bánh với tương ớt. Nhưng dễ ăn hơn cả là chấm bánh cay vào nước chấm pha loãng trộn với đu đủ xanh. Như vậy ngoài vị cay đặc trưng, vị bùi ngọt của sắn, bánh còn có mùi thơm của những gia vị đi kèm. Có thể ăn bánh cay cùng với các loại bánh khác như bánh khoai, bánh ngô… Những món ăn như thế này đã trở thành “khoái khẩu” được các cô cậu học trò rất chuộng.
Bạn có thể bắt gặp và thưởng thức hương vị của món bánh cay ở bất kỳ một con phố nhỏ giữa khu dân cư Hà thành. Mùa nào cũng có khách. Nhưng thú vị hơn cả là giữa tiết trời đông lạnh của Hà Nội, được ngồi quây quần cùng bạn bè, thổi phù phù, cắn miếng bánh cay giòn tan trong miệng và chuyện trò rôm rả, quả chẳng còn gì thú vị bằng!

Copyright © 2015 Nấu Ăn Là Một Nghệ Thuật
| Distributed By Gooyaabi Templates