Featured

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Hướng dẫn chi tiết cách làm bánh trung thu cực ngon

Mình đã từng làm rất nhiều các loại bánh Tây, Tàu đủ kiểu nhưng lại ít có cơ hội được thử nghiệm làm các loại bánh truyền thống. Hôm nọ có chị hỏi mình về bánh Trung Thu, thấy nói câu " Em không biết " cảm giác nó cứ làm sao đó. Thế là lại lên mạng tìm công thức, học hỏi.

Ngày bé mình có được vào xưởng làm bánh trung thu 1 lần rồi, hồi đấy cứ mân mê nghịch những chiếc khuôn hình cá chép, con lợn... Mình chỉ thích ăn bánh nướng chay là món ăn ngon thực sự, bây giờ lớn thì biết ăn thêm bánh nướng nhân đậu xanh nữa, bánh thập cảm thì mình không thể ăn được. Nên hôm nay sẽ hướng dẫn cả nhà làm bánh nướng nhân đậu xanh nha.


Nguyên liệu:

Phần vỏ:
- 500gr bột mì số 8
- 350ml nước đường
- 100g dầu ăn
- 3 lòng đỏ trứng gà
- 1 muỗng cà phê bơ đậu phộng
- 2 muỗng cà phê nước tro tàu
- 1/3 muỗng cà phê baking soda.
Phần nhân:
- 350g đậu xanh cà
- 250g đường
- 50g bột bánh dẻo
- 30g bột mỳ
- 200g dầu ăn
- Trứng muối
- Rượu trắng.
Nước đường làm bánh:
-1kg đường cát
- 1l nước lạnh
- 2 trái chanh vắt lấy nước cốt
- 2 muỗng cà phê nước tro tàu + 4 muỗng nước lạnh


Bước 1: Làm nước đường:

- Hòa tan nước 2 muỗng tro tàu và 4 muỗng nước lạnh.
- Nước và đường cho vào một cái nồi, bắc lên bếp vừa đun vừa khuấy cho tan đường. Đợi hỗn hợp sôi bạn hạ lửa nhỏ đun khoảng từ 45 phút đến 1 giờ đồng hồ. Đổ từ từ nước cốt chanh vào, đun sôi  tiếp 20 phút nữa. Rót từ từ hỗn hợp nước tro tàu và nước lạnh vào, đun thêm 2 phút rồi tắt bếp, để nguội và rót vào lọ kín, đậy nắp.
Nước đường để càng lâu làm bánh càng ngon.Từ cách nấu nước đường này, bạn có thể để dành làm bánh dẻo, bánh nướng với các loại nhân như hạt sen, đậu xanh và thập cẩm.

Bước 2: Làm vỏ bánh:

Trộn đều bột mỳ và baking soda rồi rây mịn vào tô trộn lớn .Trộn nước đường, dầu ăn, lòng đỏ trứng, bơ đậu phộng, nước tro tàu cho đều. Đổ hỗn hợp trên vào tô bột, dùng muỗng lớn trộn đều đến khi hỗn hợp bột được mịn, không trộn lâu quá.
Rắc chút bột mỳ lên trên bề mặt bột. Bọc nylon lên tô bột, để bột nghỉ 30 phút ở nhiệt độ phòng

Bước 3: Làm nhân bánh

Đậu xanh ngâm từ 1 đến 3 giờ cho mềm. Ngâm xong bạn cho đậu vào nồi nấu chín. Để đậu một lúc cho nguội bớt rồi cho vào máy xay sinh tố cùng đường, xay nhuyễn. Cho 50g dầu ăn, 30g bột mỳ và 50g bột bánh dẻo vào tô, trộn đều - bạn có được hỗn hợp (A). Đổ đậu xanh đã xay nhuyễn ra chảo, thêm dầu ăn vào và đảo đều đến khi thấy đậu khô và không dính chảo. Khuấy đậu đều tay, cho hỗn hợp (A) vào và tiếp tục đảo đều. Đến khi không còn dính tay thì tắt bếp, để nguội.
Trứng muối đập lấy lòng đỏ, ngâm với rượu trắng 10 phút. Đem hấp cách thủy 15 phút, lấy ra để nguội.
Cân đậu và trứng phù hợp với trọng lượng bánh làm, vo viên đậu, cho trứng muối vào giữa. Và bọc kín trứng trong đậu xanh.

Bước 4: Đóng bánh:

Lấy 1 viên bột ấn dẹt rồi cho nhân vào giữa. Dùng tay miết bột bọc kín nhân, không kéo vì sẽ làm rách bột.Phết một lớp dầu ăn bên trong khuôn, rắc chút bột áo vào khuôn cho viên bột vào. Nếu chưa thực sự tự tin lắm bạn dùng khuôn tròn sẽ dễ dàng hơn đấy!
Ấn tạo hình cho bánh. Lấy bánh đã tạo hình ra cho lên khay nướng đã thoa dầu hoặc có lót giấy nến.

Bước 5: Nướng bánh:

Đánh tan 2 lòng đỏ trứng gà và 10ml nước. Làm nóng lò ở 200ºC cho bánh vào nướng 5 phút rồi lấy ra xịt nước, để bánh nghỉ 5 phút. Phết hỗn hợp trứng lên bánh, vặn lò lên 225ºC và nướng thêm 3 phút nữa. Hoặc đến khi bánh vàng mặt là được.
Lấy bánh ra để nguội, bánh nướng để 1 - 2 ngày sau ăn sẽ ngon hơn.

  

Việc mua một chiếc bánh trung thu vào những ngày này có lẽ là một việc "không còn gì dễ hơn", nhưng thay vì mua bánh thì mẹ hãy tranh thủ làm bánh trung thu cho cả nhà thưởng thức nhé, bánh không quá khó làm, các bé còn có thể giúp mẹ làm bánh nữa đấy!
Và tất nhiên chiếc bánh mình làm ra thì phải thơm ngon hơn ở ngoài hàng rồi đúng không các mẹ? Cả nhà quây quần cùng ăn bánh trung thu tự làm, uống một tách trà là tuyệt nhất rồi!


Thịt Bò xào Khế

Từng miếng thịt bò ngon, mềm quyện lẫn vị chua chua của khế vô cùng hấp dẫn. Chắc chắn bữa cơm sẽ ngon miệng hơn với món xào thú vị này.
Nguyên liệu:

- Thịt bò: 200 g
- Khế chua: 2-3 quả
- Hành hoa, rau dăm
- Tỏi khô: 1 củ
- Hành khô: 1 củ
- Gia vị: Bột nêm, bột canh, mì chính, dầu ăn.
Cách làm:

Bước 1: Thịt bò thái mỏng ướp hành, tỏi băm và 1 thìa bột canh.
Bước 2: Khế chua rửa sạch cắt bỏ phần đầu, đuôi thái mỏng.
Bước 3: Đặt chảo lên bếp đợi khô thêm 2 thìa dầu ăn và cho thịt bò vào xào. Khi thịt chín mềm bỏ ra đĩa.
Bước 4: Vẫn chảo đó cho khế vào xào, đảo nhanh tay để khế tiết ra nước chua.
Bước 5: tiếp theo cho thịt bò đã xào vào đảo đều, nêm gia vị vừa miệng. Thêm hành hoa, rau răm cùng ít mì chính. Cho thịt bò xào khế ra đĩa dùng nóng.
Vị chua nhẹ của khế cùng với miếng thịt bò mềm thơm ăn với cơm cũng rất hợp nhé.

Chúc bạn và gia đình ngon miệng với thịt bò xào khế!

Hướng Quý ( Eva.vn)

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Tiramisu – món tráng miệng của thiên đường.

Tiramisu chắc là không còn lạ lẫm gì với nhiều bạn. Riêng mình thì thật sự là nghiện món này. Mặc dù biết là nó nằm trong nhóm những món ăn “đe dọa vòng eo” nhưng Tiramisu có lẽ là một trong số rất ít những món mà mình có thể ăn bao nhiêu cũng được.Thích ơi là thích cái vị ngậy béo mà không ngấy, ngọt ngào xen lẫn chút đăng đắng của cà phê, ca cao và nồng nàn của rượu. Ăn hết sạch cốc rồi mà vẫn còn thòm thèm muốn thêm. Quả thật là giống như cả thiên đường nằm trong miếng bánh.
Là một món ăn ngon, cực dễ làm. Công thức Tiramisu mà mình giới thiệu dưới đây không phải là công thức truyền thống. Nhưng mình chọn giới thiệu nó đầu tiên vì trước hết là nó rất đơn giản và dễ làm, không đòi hỏi dụng cụ gì đặc biệt, kể cả máy đánh trứng, chỉ cần mấy cái âu và một cái thìa trộn là đủ.


Nguyên liệu (4-6 phần ăn)
Phần kem
  • 4 lòng đỏ trứng gà (80gram)
  • 100ml sữa tươi không đường
  • 100ml kem tươi (whipping cream) hoặc có thể thay bằng sữa tươi
  • 60gr đường
  • 20gr bột mỳ thường (plain flour/ all-purpose flour)
  • 30ml rượu Rum (hoặc một loại Cognac tùy thích)
  • 400gr Mascarpone
  • 1teaspoon (5ml) Vanilla extract (vani dạng lỏng)
Phần bánh
  • Khoảng 20-30 cái bánh quy Savoiardi hoặc bánh Lady fingers (ở VN hình như gọi là bánh Săm-ba??)
  • 70ml cà phê đậm đặc 
  • 10ml rượu Rum
  • 5gr đường
  • 5gr bột Cacao & chocolate bào vụn, hoa quả trang trí bánh tùy thích (không dùng loại hoa quả nào nhiều nước)


  • Cách làm
    1. Cho lòng đỏ & đường vào âu. Dùng phới lồng cầm tay đánh nhẹ cho hòa quyện. Rây bột mỳ vào âu, trộn đều .
    2. Cho sữa và kem vào nồi, để lửa vừa, quấy nhẹ cho kem sữa hòa quyện, đun đến khi hỗn hợp nóng ấm thì bắc xuống. Lưu ý: không để sữa sôi
    3. Từ từ đổ hỗn hợp kem sữa nóng vào âu lòng đỏ trứng, vừa đổ vừa quấy đều tay, tránh để trứng bị chín gây ra vón cục, lợn cợn .4. Cho hỗn hợp trứng sữa lại vào nồi, để lửa vừa. Vừa đun vừa quấy đều tay đến khi hỗn hợp sệt, phần đáy và thành nồi có bám một lớp trứng sữa mỏng thì bắc xuống (mất khoảng 2-3 phút).
    Lưu ý: quấy liên tục, không nghỉ, tránh để trứng bị chín. Và cũng không đun quá lâu, tránh để hỗn hợp chín quá nhé. Sau khi đun mình sẽ được khoảng 250-260gr trứng sữa và hỗn hợp này khá là sệt. 
    Lọc hỗn hợp qua rây, cho vanilla vào, trộn đều (hình 8). Đợi hỗn hợp nguội hẳn thì bọc kín, cho vào tủ lạnh ít nhất 4 tiếng cho hỗn hợp lạnh sâu.
    5. Cho Mascarpone cùng 30ml rượu Rum vào trong bát. Dùng thìa đánh cho Mascarpone mềm, mượt (hình 9). Cho ½ số trứng sữa vào, trộn đều cùng Mascarpone rồi cho nốt chỗ trứng sữa còn lại vào trộn đều .
    6. Chuẩn bị khuôn, bánh Lady fingers và hỗn hợp cà phê rượu (gồm cà phê, rượu và đường) để nhúng bánh. Lưu ý: cà phê còn hơi nóng ấm.
    Nhúng nhanh từng chiếc bánh vào trong hỗn hợp cà phê. Tốt nhất là nhúng từng mặt của chiếc bánh, mỗi lần không quá 1 giây, sao cho phần ngoài bánh ẩm nhưng bên trong lõi bánh vẫn khô và còn màu trắng. Không nhúng lâu hơn vì sẽ dễ làm cho bánh bị mềm, nát.
    Xếp bánh đã nhúng cà phê vào khuôn. Sau  khi xếp hết một lượt bánh thì đổ hỗn hợp mascarpone và kem trứng lên. Tiếp tục với một lớp bánh, một lớp kem đến khi đầy khuôn. Tùy theo độ cao của khuôn mà điều chỉnh số lớp bánh.

    7. Để bánh vào tủ lạnh tối thiểu 6-8 tiếng cho hỗn hợp lạnh và đông lại hẳn mới lấy ra dùng. Trước khi dùng rắc thêm bột ca cao và trang trí chocolate bào vụn, hoa quả lên mặt bánh nếu thích.

    Mua lọ thủy tinh và nguyên liệu làm bánh tại BentleyBer (0978939510)

    Siu đầu bếp "dỏm" TOM CHEF 

    Cách làm trà xanh với xoài - Mango Matcha


    Mùa hè cũng đã đến rồi, xoài ở Việt Nam thì rất là nhiều, nhưng các bạn có biết rằng xoài có thể kết hợp với trà xanh tạo ra món sinh tố rất thơm ngon.

    Cách làm trà xanh lần này hướng dẫn các bạn một cách tỉ mỉ nhất, cũng như những lưu ý khi làm món trà xanh với xoài này. Bột trà xanh hay còn gọi là bột matcha rất hợp với mùi của xoài, nhưng để kết hợp như thế nào để tạo mùi thơm hòa nguyện cũng như giá thành phải chăng đẻ bạn có thể kinh doanh được thì lại là vấn đề khác. Các bạn chỉ cần làm kĩ những công thức như sau thì cách làm matcha trà xanh này sẽ rất thơm ngon + bổ dưỡng.




    Các nguyên liệu cần thiết:

    1. Bột trà xanh



    2. Sữa đặc có đường




    3. Xoài


    Các lưu ý cần thiết cho sinh tố trà xanh với xoài:
    Xoài nên chọn xoài ngọt, xoài càng ngon thì chất lượng sinh tố càng thơm mùi xoài.
    Bột trà xanh phải là loại bột thanh, thơm mùi trà chứ không phải mùi nhài, uống vào rất khó chịu át mất mùi xoài.

    Dung lượng cần thiết cho cách làm trà xanh này:

    1. 2gr đến 3gr bột trà xanh (2 thìa 1/2 teapson đến 3 thìa 1/2 teaspon)

    2. 45ml sữa đặc có đường (có thể thêm sữa đặc nhưng giá thành sẽ cao, nhưng không bớt vì sẽ không thơm và béo ngậy)

    3. khoảng 300gr Xoài

    Tất cả cho vào máy xay và xay lên.

    Các bạn có thể chỉnh lượng trà xanh thêm 1gr nhưng đừng nhiều quá sẽ át mùi xoài.

    Hi vọng các bạn thích cách làm sinh tố trà xanh với xoài này




    Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

    Hấp dẫn thịt gà chiên mắm

    Chào các bạn, hôm nay Món ăn ngon mỗi ngày lại mang đến cho các bạn một món "Hấp dẫn thịt gà chiên mắm" lạ mà vô cùng ngon đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho gia đình bạn nhé !


    Với vài bước chế biến đơn giản, bạn sẽ có món thịt gà chiên mắm hấp dẫn, ngon miệng.

    Nguyên liệu:




    • 500 g thịt gà
    • 1 trái cà chua
    • rau salad
    • tỏi
    • ớt
    • 3 muỗng canh nước mắm
    • 2 muỗng canh đường
    • 1 muỗng cà phê bột ngọt
    • dầu ăn.

    Cách làm:



    • Gà rửa sạch, chặt thành miếng to vừa, để ráo nước.
    • Pha nước mắm, tỏi băm, ớt băm, đường, bột ngọt trong chén với một ít nước, nêm sao cho vừa ăn.
    • Đun sôi dầu trong chảo với lượng dầu sao cho ngập miếng gà khi chiên.
    • Cho gà vào chiên với lửa vừa, trở cho đến khi miếng gà chín vàng, giòn đều.
    • Đổ dầu ra, cho nước mắm vừa pha vào chảo với thịt gà, để lửa vừa, trở bề cho đến khi ráo nước, nước mắm thấm đều vào thịt gà.
    • Rửa sạch cà chua và rau salad. Cà chua cắt lát tròn. Xếp đều cà chua và salad ra đĩa, gắp thịt gà cho lên trên. Nếu sử dụng cà chua bi sẽ trông hấp dẫn hơn.


    Để lại nguồn bài viết : http://imonngonmoingay.blogspot.com/ nếu bạn muốn sử dụng lại nội dung nhé !

    Siu đầu bếp "dỏm" TOM CHEF

    Cùng làm Matcha Soy Pudding cực dễ

    Sữa đậu nành ít béo và có vị ngọt tự nhiên rất đặc trưng. Sự kết hợp giữa Matcha thanh mát và sữa đậu nành tạo nên một sản phẩm có hương vị hài hòa tuyệt vời.


    Nguyên liệu:

    Matcha………………1 thìa súp
    Nước nóng………….1 thìa súp (15ml)
    Sữa đậu nành……….480ml
    Agar agar……………1 thìa súp
    Đường……………….50g
    Lòng đỏ trứng……….2 cái
    Trái cây theo mùa……tùy thích
    Sữa đặc………………tùy thích

    Cách làm:

    1.    Hòa bột trà xanh Matcha với nước nóng, tốt nhất là dùng chổi tre chuyên dụng để hỗn hợp được nhuyễn mịn.
    2.    Trộn đường và bột agar agar. Đổ sữa đậu nành vào xoong, bắc lên bếp đung nhỏ lửa rồi thêm hỗn hợp đường agar agar. Khuấy đều cho đến khi đường và agar tan hết.
    3.    Đánh lòng đỏ trứng gà rồi thêm từ từ vào hỗn hợp sữa, khuấy đều. Tắt bếp.
    4.    Thêm hỗn hợp Matcha vào hỗn hợp trững sữa ở trên.
    5.    Đổ hỗn hợp trên vào khuôn, để nguội hẳn rồi cho vào tủ lạnh
    6.    Khi ăn, lấy pudding ra khỏi khuôn, đặt vào đĩa, trang trí thêm trái cây và sữa đặc nếu muốn



    Cách pha chế Cookie Cream - Đồ uống Take away hot nhất hiện nay

    Các bạn đọc bài này chắc hẳn nhiều lần đã đi uống món Cookie Cream của các thương hiệu lớn, và cũng tò mò tại sao món này có thể ngon vậy, cách làm Cookie Cream sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn cách làm với từng định lượng một cách chi tiết nhất. Món Cookie Cream này mình sẽ làm với vị bạc hà, vì mình thích hơi the the của bạc hà cộng với vị đắng, ngọt của bánh oreo.


    Nguyên liệu cần chuẩn bị:
    • 5ml Siro Socola Torani




    • 30ml sữa tươi không đường

    • Bánh Cream O, thông thường mình dùng 2 bánh. Bẻ bánh làm 2 phần cho dễ xay. Các bạn có thể dùng bánh Oreo nhưng giá thành đắt hơn.

    • 10gr Bột vani của Costellini’s



    • Một ly đá

    • 30ml espresso hoặc cà phê đen

    • 30ml sữa đặc

    • Bột cacao

    • Bình xit kem tươi

    Cách làm Cookie Cream

    • Các bạn nên dùng bánh Cream O vì sẽ giảm được giá thành, bạn phải dùng bánh Oreo có nhân socola, nếu không thì khi bạn uống các mùi vị sẽ trộn lại với nhau một cách rất là khó chịu; cũng như màu ly của bạn sẽ không còn đồng nhất nữa. Sau khi dùng bánh nhớ bỏ vào tủ lạnh để bánh cứng lại nhé, không thì bánh sẽ mềm đi mất ngon.

    • Mục đích của bột costellini”s nguyên liệu này là làm cho đồ uống béo ngậy hơn và làm giảm quá trình tách lớp.

    • Sữa tươi ở đây phải là không đường, nếu bạn dùng sữa có đường thì sẽ làm cho đồ uống ngọt quá và rất khó canh chỉnh định lượng của những nguyên liệu còn lại. Mục đích sữa tươi ở đây là tạo dung dịch loãng để máy xay có thể xay một cách dễ dàng, bạn có thể thay bằng nước nhưng sẽ không ngon nữa.

    • Đá ở đây phải là đá bi nhé, đừng dùng đá bào, nếu không sẽ như nước cà phê trộn với bánh Cookie.

    Cho tất cả Dark Sauce, sữa tươi, bánh Cream O, bột vani, espresso và máy xay và xay nhuyễn lên.

    Nếu có bình xịt kem, thì xịt kem lên trên, và dùng nước socola hay chà xát 2 phần bánh bẻ đôi lại để tạo vụn bánh trang trí lên trên.

    Để làm kem xịt lên trên bạn xem bài sau đây >>>> Cách làm whipping cream

    Cách làm Cookie Cream còn có các biến thể như sau:

    • Bạn có thể thêm 7ml syrup bạc hà hay 7ml syrup dâu để tạo thành những mùi khác nhau

    Chúc các bạn ngon miệng với cách làm Cookie Cream này.




    Ly Cookie Cream với vụn bánh Oreo để trang trí

    Nguồn: Món ăn dễ làm hằng ngày - Để lại nguồn bài viết gắn link nếu bạn muốn sử dụng lại bài viết này!

    Bánh su kem - món tráng miệng hoàn hảo cho ngày hè

    Bánh su kem hồi xưa với mình là cả một sự “kì diệu” :d Kì diệu từ lớp vỏ mỏng, mềm và thơm phức đến lớp nhân mịn, béo ngậy và ngọt mát. Với su kem thì có lẽ là chẳng bao giờ là đủ, và chẳng bao giờ thấy chán bởi vì cái vị kem hòa với vỏ bánh tan trong miệng nó hấp dẫn đến mức nhón một cái rồi lại muốn thêm cái nữa, và (nhiều) cái nữa  :-) Bởi vì nó là cả một sự kì diệu nên mình luôn đoán là làm loại bánh này hẳn là rất khó và rất phức tạp. Nhưng (thật vui) là thực tế nó lại ngược lại hoàn toàn, su kem có lẽ có thể xếp vào loại bánh “dễ của dễ”. Thật đấy.
    Su kem làm dễ, và nhanh, cũng không cần thiết bị gì phức tạp, thậm chí là không cần cả máy đánh trứng, điểm trừ duy nhất có lẽ là quấy bột hơi mỏi tay tí thôi, nhưng mà nhìn chung thì vẫn là loại bánh đơn giản và dễ dàng.




    Nguyên liệu (cho khoảng 20 cái cỡ nhỏ)
    * Phần vỏ bánh
    • 120ml nước lạnh
    • 60gram bơ nhạt
    • 65gram bột mỳ thường/ bột mỳ đa dụng (all purpose flour/ plain flour) – rây mịn
    • 2 quả trứng (50-55g/ quả không tính vỏ) – đánh tan
    • ½ teaspoon (2-3 gram) đường
    • 1 nhúm rất nhỏ muối
    * Phần nhân bánh 
    • 200ml sữa tươi
    • 40gram đường
    • 2 lòng đỏ trứng 
    • 20 gram tinh bột ngô (corn-starch)
    • 1 teaspoon (5 gram) bơ nhạt
    • 3/4 teaspoon (3-4ml) vanilla (dạng lỏng)
    • 1 nhúm rất nhỏ muối
    Cách làm
    A. Phần vỏ bánh 
    1. Bật lò nướng 200độ C. Lót một tấm giấy nến (giấy để nướng bánh) lên khay nướng. Nếu không có giấy nến thì có thể dùng một miếng bơ lạnh bôi đều lên khay nướng và phủ bột lên, úp ngược khay để bột thừa rơi ra hết.
    2. Để lửa vừa. Cho bơ, nước, đường và muối vào một cái nồi (chống dính tốt), đun đến khi bơ tan chảy và hỗn hợp sôi. Khuấy đều rồi bắc khỏi bếp.
    3. Ngay lập tức đổ bột vào nồi. Dùng thìa gỗ quấy đến khi hỗn hợp hòa quyện. Bắc nồi lên lại bếp (để lửa vừa). Dùng muôi gỗ quấy/ trộn bột đến khi bột róc khỏi thành khuôn và hình thành một khối bột dẻo như trong hình 8. Bắc khỏi bếp. Quấy/ trộn thêm khoảng 1 phút nữa.
    4. Cho 1/2 chỗ trứng (đã đánh tan) vào khối bột. Quấy đều đến khi hỗn hợp quyện lại và đặc. Khi mới cho trứng các bạn sẽ thấy bột dường như tách thành các miếng nhỏ và hỗn hợp khá lỏng , nhưng càng quấy thì hỗn hợp sẽ càng đặc lại. Cho nốt ½ chỗ trứng còn lại vào. Quấy đến khi hỗn hợp đặc, mịn và bóng.
    Lưu ý: Tùy vào tình trạng của khối bột và trọng lượng của trứng mà các bạn có thể sẽ không cần dùng hết số trứng trong công thức (mặc dù, với làm Choux thì dùng thừa trứng tốt hơn là dùng thiếu trứng). Bột quấy đạt là bột mà khi các bạn nhấc thìa lên, bột sẽ rơi xuống theo kiểu đứt đoạn và tạo mảng, nếu bột loãng hơn thì hãy cho thêm ít trứng (có thể đánh tan một quả rồi cho vào 1/2 hoặc 1/3, đến khi bột đặc và đạt tiêu chuẩn “đứt đoạn” như trên). 
    5. Đến đây thì bột đã xong rồi. Các bạn có thể cho bột vào túi bắt kem và bắt bột thành hình khối tròn hoặc đơn giản hơn là dùng hai cái thìa, một thìa để xúc bột, thìa còn lại gạt cho bột xuống khay nướng như trong hình minh họa. Và các bạn nhớ để chừa khoảng cách giữa các bánh để bánh nở nhé.


    Đây là hai cách đơn giản nhất. Nếu mọi ngườii thích bánh đẹp thì có thể dùng đui bắt bông để bóp thành các hình hoa, xoắn ốc… như ý muốn.

    6, Nướng ở rãnh giữa của lò nướng, nhiệt độ 190- 200 độ C trong 20-25 phút tùy kích thước bánh. Trong quá trình nướng không được mở cửa lò. Bánh chín lấy ra để nguội trên rack
    Vỏ bánh nướng đạt là vỏ bánh nở đẹp, ruột rỗng, vỏ vàng đều, thơm. Khi lấy ra khỏi lò vỏ bánh sẽ hơi cứng và giòn một chút, nhưng để một lúc vỏ bánh sẽ mềm (như bánh ngoài hàng ý) và không xẹp. Ruột bánh thì đại loại nó sẽ rỗng.
    B. Phần nhân kem:
    1. Đánh lòng đỏ trứng với đường đến khi lòng đỏ bông đặc, chuyển sang màu vàng nhạt, nhấc que đánh lên thấy lòng đỏ chảy xuống thành dòng (giống như mình thả 1 sợi ruy băng xuống ấy). Các bạn có thể dùng máy đánh trứng, mình đánh bằng tay thì mất khoảng 4-5 phút gì đấy.
    2. Rây bột vào âu trứng đường, trộn đều.
    3. Đun sữa đến mấp mé sôi. Từ từ đổ sữa vào âu trứng bột, vừa đổ vừa quấy đều tay (đổ liên tục đến khi hết sữa).
    4. Cho hỗn hợp vào nồi, để lửa nhỏ, quấy đều, lưu ý vét thành và đáy nồi. Khi hỗn hợp bắt đầu đặc lại thì bắc ra khỏi bếp, quấy đến khi hỗn hợp đặc sệt thành kem (đừng làm đặc quá vì khi nguội nhân nó sẽ hơi đặc thêm một chút). Cho bơ, muối & vanilla, trộn đều.
    C. Hoàn thành
    Đợi kem và bánh nguội (phải thật nguội nhé) thì lấy dao nhọn rạch một đường quanh bụng bánh, bóp kem hoặc lấy một chiếc thìa nhỏ xúc kem cho vào nhân.
    Có một cách khác là trích một lỗ nhỏ ở dưới đáy bánh rồi dùng đui loại đầu tròn và nhỏ bóp kem vào bánh, với cách này thì sẽ không phải rạch bụng bánh mà vẫn cho kem vào được 
    Su kem có thể bảo quản trong tủ lạnh (đậy kín), được vài ngày, hoặc làm sẵn vỏ rồi để đông lạnh. Khi ăn thì lấy ra đợi vỏ mềm trở lại thì bắt nhân kem.
    Chúc cả nhà sẽ luôn có những chiếc bánh su kem thật là ngon nhé 

    Nguồn: Món ăn dễ làm hằng ngày - Để lại nguồn bài viết gắn link nếu bạn muốn sử dụng lại bài viết này!

    Siu đầu bếp "dỏm" TOM CHEF

    Canh Rong biển nấu Tôm khô

    Rong biển là món ăn vừa dễ chế biến mà lại có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Thử chế biến món canh ngon của Hàn quốc cho gia đình ăn xem sao nhé.
    Chỉ cần bỏ ra rất ít thời gian để nấu nướng nhưng chị em đã có ngay một món canh rong biển nấu tôm vừa dễ ẵn, vừa tốt cho cả gia đình.

    Nguyên liệu:

    - Rong biển: 50gr
    - Đậu phụ: 1 bìa (dùng đậu phụ non món canh sẽ càng ngon)
    - Tôm khô: vài con.
    - Vỏ hoặc đầu, râu tôm (nếu có)
    - Gia vị: muối, dầu mè.
    Thực hiện:

    Bước 1: Tôm khô rửa sạch, ngâm nước cho mềm rồi đem giã nhuyễn.
    Bước 2: Đầu, râu tôm rửa sạch, xay nhuyễn, lọc lấy nước dùng.
    Bước 3: Đậu phụ xắt nhỏ vừa ăn, rong biển rửa sạch vắt ráo nước.
    Bước 4: Cho tôm khô vào nồi nước dùng, nêm nếm gia vị vừa miệng, đun sôi.
    Bước 5: Thả đậu phụ vào nồi.
    Bước 6: tiếp theo cho rong biển vào nồi, để nồi canh sôi trở lại thì tắt bếp, thêm 1 muỗng canh dầu mè vào và khuấy đều rồi tắt bếp.
    Cho canh rong biển nấu tôm ra bát rồi thưởng thức nhé!

    Chúc các bạn ngon miệng với món canh rong biển nấu tôm!

    Phương Anh(Eva.vn)

    Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

    Tự làm sữa chua - những điều bạn chưa biết

    Sữa chua là một món ngon dễ làmHầu hết mọi người khi nói về sữa chua đều là: “Đơn giản, dễ lắm, làm mãi rồi chẳng bao giờ hỏng…”, Nhưng không ai, hay không tài liệu nào có thể giải thích cụ thể và khoa học tại sao cùng một công thức, có người làm cả chục năm không sao, có người làm mãi vẫn không đạt. Hoặc “phong độ không ổn định”, có khi đạt, có khi hỏng mà 

    không biết nguyên do. Và cũng vì không biết tại sao sữa chua hỏng, nhất là khi đã thử đủ cách, trong khi đọc công thức thì có vẻ rất dễ dàng.


    Theo như công thức gia truyền không biết từ đời nào thì chỉ cần 

    • 1 lon sữa đặc
    • 1 hộp sữa chua làm men cái
    • 3 lon nước sôi
    • 2 lon nước lạnh

    Trộn tất cả vào rồi đem đi ủ ở chỗ ấm 8 tiếng là thành.




    Để viết được bài này, mình đã thử làm đi làm lại rất nhiều lần, mỗi lần thay đổi chỉ một chi tiết nhỏ thôi, sữa chua thành phẩm đã có vị khác rồi.

    Thế rồi, mình đi tìm đọc phản hồi về việc làm sữa chua trong các forum và blog, và thấy rằng hình như số người thất bại với sữa chua cũng không ít. Nhớt, không đông, không chua, tách nước, long chân, vữa… là những thất bại thường gặp.

    Cũng từ sau khi tự làm sữa chua, mình không mua sữa chua bán sẵn nữa, vì tự thấy là sữa chua của mình… ngon hơn hẳn ;-) Về mùi vị, về độ ngậy béo, chua ngọt, hương thơm,… lại có men tươi mới nên có khi còn tốt hơn so với sữa sản xuất công nghiệp.

    Và cách làm thì đúng là rất nhanh và đơn giản, chỉ cần nắm được những nguyên tắc chính thôi, là làm kiểu gì cũng thành công. Nên bạn nào còn chần chừ, hay do dự lo hỏng thì mạnh dạn thử một vài mẻ nhé (khéo làm xong rồi lại nghiện, ngày nào cũng làm đấy ;-) ).
    Quy trình làm sữa chua thường gồm các bước chính là:
    1. Chuẩn bị và tiệt trùng dụng cụ
    2. Chuẩn bị sữa và men
    3. Trộn men với sữa.
    4. Đổ sữa chua vào dụng cụ đựng và Ủ.
    5. Làm lạnh sau khi ủ

    Và các bạn cần chú ý những điều dưới đây


    LUÔN tiệt trùng các loại dụng cụ làm sữa chua
    Gồm: lọ đựng, muôi, thìa dùng để quấy sữa, rây để lọc (nếu dùng), thìa đong, cốc đong… Cần tiệt trùng dụng cụ, đặc biệt là lọ đựng sữa, vì nếu dụng cụ bẩn, có nhiễm tạp khuẩn thì có thể sẽ làm sữa chua của bạn bị hỏng, ví dụ: có màu, mùi, vị lạ (màu xanh, vàng, mùi không thơm, vị đắng….)

    Hỗn hợp sữa có hàm lượng Protein cao và sữa có nhiều chất béo sẽ cho sữa chua đặc hơn 
    - Mình hay sử dụng sữa đặc ông Thọ màu trắng, là loại sữa đặc có hàm lượng Protein cao nhất. Nếu các bạn muốn sữa chua đặc hơn thì có thể thay thế nước bằng sữa tươi. Khi thay thế như vậy, sữa chua thành phẩm sẽ thơm và ngậy hơn, nhưng vì mình không thích ăn đặc nên mình vẫn cho lượng nước như cũ ( 4 lon ), chỉ cho thêm sữa tươi thôi.

    NÊN đun nóng hỗn hợp sữa đến khoảng 80 – 85 độ C rồi để sữa nguội về 38 – 43 độ C mới dùng
    - Theo như ''công thức gia truyền'' thì dùng 3 sôi, 2 lạnh nhưng việc đun sữa đến 80 – 85 độ C có một số lợi ích như sau:
    • Giúp “sắp xếp” lại các Protein trong sữa, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lên men trong khi ủ.
    • Giúp diệt các vi khuẩn có hại, chỉ để lại vi khuẩn có lợi cho quá trình lên men, giúp sữa chua thành phẩm đặc hơn.
    • Hạn chế tách nước ở sữa chua thành phẩm.
    - Men hoạt động tốt nhất trong khoảng 32 – 48 độ C, và sẽ chết nếu gặp nhiệt độ từ 54 độ C . Vì vậy nên cần phải để sữa nguội về khoảng 32 – 48 độ C mới dùng (tốt nhất là 40 – 43 độ C).

    • Chọn men còn TƯƠI MỚI. ( Nếu dùng men từ sữa chua tự làm tại nhà, không nên dùng men trong hũ sữa đã để quá 7 ngày
    • Trước khi làm, để men ở nhiệt độ phòng cho men bớt lạnh rồi mới dùng Nên để men ở nhiệt độ phòng để men bớt lạnh. Khi trộn men với sữa sẽ dễ hòa tan hơn.
    • Dùng ÍT men thì tốt hơn dùng nhiều. Tỉ lệ thông thường giữa lượng men so với lượng sữa (tính theo ml) là từ 1/20 đến 1/15 (tối đa 60ml men sữa chua cho 1 lít sữa)


    Một hiểu lầm thường gặp khi làm sữa chua là càng nhiều men thì sữa càng đặc nhanh và càng chua hơn. Thực tế hoàn toàn ngược lại. Trong quá trình lên men, vi khuẩn men sẽ lấy thức ăn (lactose) từ sữa và sản xuất ra acid lactic, giúp sữa có mùi chua và protein trong sữa đông đặc lại. Khi cho quá nhiều men, lượng vi khuẩn nhiều mà sữa lại ít -> thiếu thức ăn, men hoạt động không ổn định và sữa thành phẩm cũng bất ổn.

    • Trộn đều men với sữa, tránh hiện tượng men vón cục, không hòa tan hết trong sữa. Trộn nhẹ nhàng, không nên quấy đảo mạnh tay
    • Nên ủ ở nơi ấm áp, để nhiệt độ sữa chua dao động trong khoảng 32 – 48 độ C. 
    • KHÔNG ủ với nhiệt độ quá cao, men sẽ chết nếu gặp nhiệt độ cao hơn 54 độ C. 
    • KHÔNG di chuyển hũ đựng sữa chua hay lắc mạnh hũ sữa trong khi ủ. 

    Nếu bạn dùng các dụng cụ khác như nồi cơm, nồi ủ, lò vi sóng… thì có thể dùng nước nóng để duy trì nhiệt độ ấm cho sữa. VD có thể đặt sữa trong khay đựng nước nóng khoảng 80 độ C rồi để vào lò vi sóng, nồi ủ.. (tương tự với nồi cơm điện). Sau một thời gian, khi nhiệt độ và nước trong nồi nguội bớt thì đổ thêm nước nóng mới. Lưu ý là tùy tình trạng nhiệt độ bên trong dụng cụ ủ mà thêm nước nóng, có thể sẽ không cần quá nhiều, tránh việc để nhiệt độ tăng quá cao làm chết men. Thường thì mình thấy chỉ cần giữ cho vỏ cốc đựng sữa chua luôn hơi âm ấm là ổn.

    • Một số công thức có hướng dẫn làm nóng lại dụng cụ ủ bằng cách bật lại nồi cơm hoặc bật bếp đun sôi nước trong nồi. Nếu làm theo cách này, cần có một lớp lót để cách nhiệt giữa cốc sữa và đáy nồi, nếu không, nhiệt độ cao từ đáy nồi có thể gây chết men hoặc làm tách nước ở đáy cốc.
    • Trong quá trình ủ, cố gắng hạn chế đụng vào cốc sữa vì việc này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình đông đặc của sữa, làm các kết nối bị vỡ, dẫn đến việc sữa bị vữa hoặc tách nước
    • Thời gian ủ có thể dao động từ 4 – 24h, tùy theo nhiệt độ ủ, lượng men và thành phần trong sữa. Tuy nhiên, ủ trong thời gian càng ngắn (bằng cách giữ nhiệt độ ở mức lý tưởng cho hoạt động của men) sẽ càng tốt hơn. Nhiệt độ ủ quá thấp và thời gian ủ lâu cũng có thể làm sữa bị nhớt.
    Việc làm lạnh sữa sẽ giúp cho quá trình lên men chậm lại, giữ cho sữa không bị chua quá và có thể để được lâu (sữa chua có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 2  - 3 tuần, nếu dùng để làm men cho mẻ tiếp theo thì trong khoảng 1 tuần).
    Liên hệ mua hũ thủy tinh làm sữa chua, pudding giá cạnh tranh: 0978939510 ( Fb: Bentley Ber )

    Ghi rõ nguồn và để lại link bài viết nếu bạn muốn sử dụng lại nội dung bài viết này nhé :)
    Siu đầu bếp "dỏm" TOM CHEF
    Copyright © 2015 Nấu Ăn Là Một Nghệ Thuật
    | Distributed By Gooyaabi Templates